Hướng dẫn lắp đặt điện năng lượng mặt trời là phần giúp khách hàng hình dung được một cách chi tiết nhất về hệ thống điện này. Theo dõi bài viết dưới đây của Megasun để khám phá rõ hơn nhé!
Những lưu ý cần nhớ khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời
Điện năng lượng mặt trời cũng là một hệ thống điện. Vì vậy, chúng cần phải được lắp đặt bởi những chuyên viên có kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn cho cả công trình. Một số lưu ý không thể bỏ qua trước khi mang đến hướng dẫn lắp điện năng lượng mặt trời đó là:
- Trong quá trình lắp đặt, cần trang bị bảo hộ lao động phù hợp, sử dụng găng tay và giày bảo hộ theo đúng tiêu chuẩn. Nguồn điện mà pin mặt trời phát ra là dòng điện một chiều DC ở mức có thể gây nguy hiểm do đó đây là một việc làm cần thiết mà bạn phải thực hiện.
- Pin năng lượng mặt trời rất dễ vỡ và bị xước mặt kính. Vì thế, không được đứng lên các tấm pin.
- Không lắp đặt trong điều kiện mưa gió hoặc khi tấm pin đang bị ướt
- Trong quá trình lắp đặt, cần chú ý đấu đúng cực vì đây là hệ thống điện 1 chiều. Đồng thời đảm bảo các mối nối phải được cách điện đúng kỹ thuật, hệ thống giá đỡ phải đảm bảo chắc chắn kể cả khi gặp gió bão.
- Hệ thống pin năng lượng cần phải được thiết kế có khoảng cách giữa pin mặt trời và mái/sàn để đảm bảo thông gió tản nhiệt.
Quy trình thực hiện và hướng dẫn lắp đặt điện năng lượng mặt trời
Lắp đặt hệ thống mặt trời áp mái tôn
Bước đầu tiên trong quy trình lắp đặt điện năng lượng mặt trời đó chính là phần áp mái. Với công đoạn này, khách hàng sẽ lựa chọn vật liệu cho hệ thống giàn giá để lắp đặt làm khung xương. Sau đó, lắp đặt tấm pin theo thiết kế đã định sẵn, dùng kẹp biên và kẹp giữa bắt bulong với con chạy xuống thanh giá đỡ.
Sau khi lắp xong hệ thống giàn đỡ, bạn sẽ tiếp tục lắp đặt hệ thống mặt trời áp mái ngói. Trong công đoạn này, sẽ có hai trường hợp xảy ra tùy thuộc vào công trình lắp đặt:
Với công trình lắp đặt trực tiếp: Bạn cần khoan trực tiếp lên mái bê tông sau đó hàn chân giá trụ đỡ đối với những nhà mái bê tông. Tương ứng với từng loại vật liệu của giàn giá đỡ, người lắp đặt sẽ bắt vít, hàn khung xương cho chắc chắn nhất.
Với công trình lắp đặt trên mặt bằng với cao độ theo yêu cầu: Bạn cần phải hàn ống 75×1.8mm làm chân trụ, sử dụng các thiết bị phụ kiện lắp đặt đi kèm để hàn khung xương, giá đỡ đặt tấm pin theo yêu cầu thiết kế.
Lắp đặt tấm pin
Dù là chọn loại pin nào, bạn cũng cần phải lưu ý sao cho việc lắp đặt được hoàn thiện, chặt chẽ nhất. Có thể sử dụng thép V3 hàn với mặt trên của giá và bắt bulong, ecu 8 bắt trực tiếp vào khung nhôm với tấm pin liền thể. Hãy sử dụng hệ thống kẹp biên, kẹp giữa và các phụ kiện điển hình kèm theo đối với tấm pin điển hình.
Lắp đặt đấu nối hệ thống
Tuỳ vào thực tế công suất, vị trí lắp đặt của hệ thống pin năng lượng cũng như điện áp đầu vào của bộ inverter mà bạn có thể lựa chọn đấu song song hoặc nối tiếp các module pin mặt trời với nhau. Tuy nhiên, khi thực hiện đấu nối, cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:
- Các mối nối khi đấu nối cần phải sạch, không ẩm ướt.
- Các tấm pin có 2 cực (+) và (-) rõ ràng, tùy thuộc bạn đấu nối tiếp hoặc song song, tuy nhiên không được đấu sai gây hỏng tấm pin.
- Đối với việc đấu song song các module, trước khi đấu nối cần kiểm tra lại điện áp của các module. Nếu thấy bị đảo cực hoặc chênh lệch trên 10v thì phải kiểm tra lại pin ngay.
- Dây điện dùng để truyền tải nên dùng loại 1 lõi có 2 lớp cách điện.
Quy trình bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ hệ thống năng lượng mặt trời
Sau khi hướng dẫn lắp đặt điện năng lượng mặt trời, Megasun muốn giới thiệu đến khách hàng quy trình bảo dưỡng, kiểm tra gồm có:
Kiểm tra hiệu suất, vệ sinh tấm pin
Hệ thống năng lượng mặt trời thường sẽ được kiểm tra hiệu suất định kỳ hàng năm. Thời gian kiểm tra sẽ tùy thuộc vào môi trường lắp đặt:
- 6 lần/ 1 năm: đối với những nơi môi trường hay bám bụi (gần khu công nghiệp, xưởng, khu vực có khí hậu không tốt.
- 4 lần/ 1 năm: đối với những nơi có môi trường trung bình, ít bám bụi.
- 2 lần/ 1 năm: đối với những môi trường trong lành, không bám bụi bẩn.
Kiểm tra hệ thống dây dẫn, thiết bị vận hành
Sau một thời gian vận hành, do ảnh hưởng của môi trường hoặc tác động của con người có thể khiến hệ thống dây dẫn giảm chất lượng. Vì thế, cần kiểm tra để có biện pháp khắc phục ngay tránh những hư tổn nặng xảy ra.
Xem thêm: